CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG
Trong cuộc sống con người ai cũng trãi qua một lần bị rầy tay, rầy chân hay những vết thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động gây tổn thương bề mặt da. Nhưng chính vì cảm giác “nhẹ” – “trầy da chút xíu” nếu chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
-
Vi khuẩn ăn thịt người.
Trong đêm trực, tôi nhận một người đàn ông trung niên, có tiền sử bị đái tháo đường, ông vào viện với tình trạng hôn mê sâu, sốt cao. Sau khi hỏi người thân, thăm khám phát hiện chân trái của ông ta đang sưng to, nổi bóng nước đen (bóng nước xuất huyết), đỏ hết cả bàn chân lên đến 1/3 dưới cẳng chân. Tốc độ lan rộng của vệt đỏ rất nhanh. Trong vòng 12 giờ đã lan lên đến gần gối. Trước tình trạng nguy kịch, chúng tôi tiến hành mổ cấp cứu vùng chân mong sao lấy đi mô chết, rửa sạch phần nào vi khuẩn và độc chất mong cứu tính mạng ông ta. Ông được chẩn đoán là Viêm cân mạc hoại tử – shock nhiễm khuẩn do nhiễm một số vi khuẩn đặc biệt có khả năng co các vi mạch khiến cho hệ thống miễn dịch không đến khu trú vi khuẩn được, kháng sinh chích cũng không thể đến diệt được. Chúng tự do tung hoành phát triển. Tìm hiểu nguyên nhân, trước đó 1 ngày, ông có 1 vết thương ở đầu ngón chân do vấp phải cục đá. Ông đã không biết chăm sóc vết thương và nhiễm phải vi trùng khá độc..
Việc chăm sóc vết thương dù là nhỏ cực kỳ quan trọng như trường hợp nêu trên. Và đây là ví dụ của việc chăm sóc vết thương không đúng mà tôi gặp:
Một anh thanh niên 18 tuổi khỏe mạnh mới đi đánh bắt cá ngoài khơi lần đầu, bị một con đá đâm vào đầu ngón tay. Do ở ngoài khơi, thiếu phương tiện chăm sóc, tay anh ta đã sưng phù, tụ mủ, sốt. Theo thói quen, hay do mách bảo, anh ta lấy tăm xỉa răng chọc chỗ sưng để lấy mủ. Nhưng không ngờ vết thương ngày càng lan rộng. 10 ngày sau, khi vào đất liền, anh đến gay bệnh viện với tình trạng sốt cao, đâu nhức dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ vào đầu ngón tay anh ta đã đau chói.
Nam 18 tuổi, Nhiễm trùng hoại tử ngón 3 tay phải (ảnh Bs Hiển)
Chúng tôi đã tiến hành mổ 2 lần để cứu sống ngón tay cho người thanh niên trẻ. Kết quả chỉ cứu được một đốt giữa và đót gần bàn tay nhất, còn đốt xa phải cắt đi vì đã hoại tử đen.
2. Vai trò bảo vệ của da:
Da luôn được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá sắc đẹp “nhất dáng, nhì da…”, da cũng được các bác sĩ thăm khám để đánh giá sức khỏe.
Da có rất nhiều chức năng. Trong đó chức năng bảo vệ luôn được nêu ra đầu tiên trong các giáo trình y khoa. Da bảo vệ các cơ quan quang trọng như xương, mạch máu, thần kinh tránh nhừng tác nhân cơ học, hóa học, vật lý và đặc biệt là vi khuẩn. Cấu trúc da gồm những sợi đàn hồi kết hợp với lớp mỡ dưới da giúp da chống lại các chấn thương, xây sát. Bề mặt da có một lớp mỏng các chất béo giúp da không quá khô hay ẩm, do đó da có thể chống chọi thay đổi nhiệt đọ và bảo vệ da dưới sự tấn công của vi khuẩn – khả năng diệt khuẩn tự nhiên của da.
Khi da bị mất liên tục do tổn thương, chức năng bảo vệ vùng da ngay tại chỗ tổn thương bị mất. Đây chính là cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn gây hại cơ thể.
May thay khả năng phục hồi của da khá nhanh, trong vòng 7 ngày da sẽ phục hồi hoàn toàn tự nhiên với những vết thương nhỏ <1cm. Trong thời gian đó chúng ta phải biết chăm sóc vết thương thật tốt tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
3. Cách xử trí vết thương:
- Đối với vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (ví dụ đứt tay, té trầy..)
- Rửa sạch vết thương bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội càng tốt), có thể rửa dưới vòi nước áp lực càng tốt. Việc rửa này khiến đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Nếu có nhiều bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đát ra ngoài.
- Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng.
- Lau khô băng vết thương bằng gạc sạch
- Đối với vết thương tét thịt sâu, dài, chảy nhiều máu.
- Cần mấu bằng cách đè ép lên vết thương 3 phút băng một miếng gạc hay vải sạch. Cơ chế tự cầm máu của cơ thể sẽ hoạt động. Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gi lạ lên vết thương (mạng nhện, thuốc là, các loại lá cây.. việc đắp lên sẽ làm bẩn thêm vết thương, đưa thêm vi trùng vào cơ thể .
- Sau 3 phút, rửa thật sạch với thương dưới vòi nước sạch hoặc đun sôi để nguội.
- Lau sạch, băng lại.
- Đến cơ sở y tế để được xử trí tiếp theo và dùng kháng sinh.
- Lưu ý:
- Nếu sau rửa còn thấy mảnh kính hoặc dị vậy dính vào vết thương, đừng cố lấy ra bởi vì những dị vật này có tác dụng cầm máu, nếu lấy ra sẽ gây chảy máu nhiều hơn.
- Nếu còn chảy nhiều máu nâng cao vết thương cao hơn ngực, ấn chạt vào vết thương
- Không được bôi cồn 90o, iod (Betadine, Povidine) trực tiếp vào vết thương hở vì sẽ làm tổn thương mô.
- Oxy già có tác dụng phá hủy tế bào, sủi bọt đẩy các hạt bụi , cát bẩn ở sâu sủi lên và ra ngoài, ngoài ra có tác dụng cầm máu.
- Đối với bỏng nhiệt (bỏng nước sôi, bỏng Pô xe….)
- Làm mát vết bỏng lập tức bằng cách nhâm vùng bỏng dưới vòi nước lạnh hoặc có thể lấy đá lạnh cho vào khăn rồi đắp nhẹ khoảng 20 phút.
- Không được bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm, mỡ, bùn non …. lên vết bỏng.
- Đắp lên vết bỏng gạc không có lông tơ, nếu không có gạc dùng túi nhựa bao cùng bị bỏng
- Tuyệt đối không làm bể bóng nước.
- Nếu bỏng ở diện tích rộng, nên đến có sở y tế để được điều trị.
Dinh dưỡng khi có vết thương:
Không cần thiết phải kiêng ăn như tôm, cua, gà, rau muống, nước cam… vì sẹo lồi thường do cơ địa và do chăm sóc vết thương không đúng. Chỉ kiêng những thức ăn bị dị ứng. Nếu quá kiêng ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm chậm lành vết thương. Cam có Vitamine C giúp ít cho lành nhanh vết thương, vậy có thể dùng cam, không nên lo sợ cam làm chảy nước vàng.
Bs Phạm Thế Hiển