CẦN LÀM GÌ SAU CẮT CỤT CHI

LỜI KHUYÊN SAU CẮT CỤT CHI

Bs Phạm Thế Hiển

Khoa chấn thương chỉnh hình – Bv Nguyễn Tri Phương

Cắt cụt chi là chỉ định cuối cùng của Bác sĩ để giữ lại sinh mạng cho bệnh nhân. Các nguyên nhân thường chỉ định cắt cụt chi như do chấn thương: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vết thương hoả khí, do bệnh lý: viêm tắc động mạch, lao xương, ung thư xương, nhiễm trùng bàn chân Đái tháo Đường hay dị tật bẩm sinh của chi như thiếu một đoạn chi, kém phát triển…

Đa số các bệnh nhân sau khi cắt cụt thường rất đau khổ vì họ nghĩ sẽ trở thành người tàn tật, gây gánh nặng cho gia đình. Nhưng với sự tiến bộ của ngành phục hồi chức năng và đặc biệt sự ra đời của chi giả giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống thường ngày, tham gia lao động sản xuất và tránh bị lệ thuộc người khác.

Để chăm sóc mỏm cụt ngay sau mổ và chuẩn bị tốt hệ cơ để điều khiển chân giả, chúng tôi tìm kiếm biên soạn các bài tập, hướng dẫn chăm sóc nhằm chia sẻ những khó khăn của bệnh nhân, đồng thời hướng bệnh nhân đến một cuộc sống không lệ thuộc người khác.

Sau mổ thường có những vấn đề sau:

  • Đau: do sẹo mổ tỳ vào thần kinh, hoặc đau “chi ma”, đó là khi người bệnh cảm thấy đau ở phía dưới đoạn chi, phần đã bị cắt bỏ.
  • Chảy máu mỏm cụt: Do va đập hoặc tụt chỉ, chảy máu đầu xương hoặc do cầm máu không kỹ… Những trường hợp này cần được mổ lại để cầm máu.
  • Viêm tuỷ xương.
  • Áp xe cơ: Cả hai trường hợp này cần điều trị bằng kháng sinh, trích rạch dẫn lưu mủ và chăm sóc tại chỗ vết thương.
  • Viêm da quanh mỏm cụt: có thể do dị ứng với thuốc bôi hoặc do nhiệt độ cao gây phồng rộp, do vệ sinh mỏm cụt kém…

Vậy bạn cần làm gì?

Sau khi phẫu thuật đến lúc cắt chỉ (4-6 tuần)

  • Rửa vết thương hằng ngày với nước muối sinh lý và xà phòng sát khuẩn (iod, cồn 70 độ…)
  • Mang vớ liên tục chống phù nề ở phần chi còn lại.
  • Mang liên tục dụng cụ bảo vệ chi và tránh co rút gối. (APOP adjustable pót operation protector)
  • Tránh co rút gập khớp háng bằng cách nằm trên bề mặt phẳng để căng các khối cơ gập (ít nhất 20 phút /ngày, trong lúc ngủ)
  • Tránh co rút dạng gập gối bằng cách co cơ đùi ép kheo chân thẳng giữ 5-10 giây, làm 50 lần/ngày.

6-8 tuần sau khi phẫu thuật, sau khi đã tháo hết chỉ khâu

  • Khi vết thương lành hẳn bạn có thể làm chân giả, tập chịu sức nặng cơ thể bằng cách đi trên chân giả.

6 kỹ thuật giúp chuẩn bị chân cho việc đi chân giả:

Massage và vỗ nhẹ

    • Massage và vỗ nhẹ giúp chi cắt cụt thích nghi hơn với áp lực lên mỏm cụt và cảm giác chạm chi giả khi mang. Ngoài ra còn giúp giảm cảm giác đau do chi ma.
    • Sử dụng 1 hoặc 2 tay massage chung quanh phần chi còn lại, cẩn thận với vùng chỉ khâu
    • Bạn nên massage toàn phần mỏm cụt.
    • Khi đã cắt chỉ, bạn có thể tăng sức massage, ấn sâu hơn vào mô dưới da và cơ.
    • Bạn nên massage 3-4 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài 5 phút.

  • Thao tác vỗ mỏm cụt
    • Dùng búp ngón tay vỗ nhẹ lên mỏm cụt, tránh dùng móng tay. Bạn có thể vỗ nhẹ ngay khi chưa cắt chỉ.
    • Khi đã cắt chỉ, bạn tăng vỗ nhiều hơn về cường độ, có thể dùng 2 tay.
    • Bạn nên vỗ ít nhất 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1-2 phút. Vỗ mỏm cụt có thể giúp giảm đau do chi ma.

  • Giảm cảm giác chân
    • Là tiến trình giúp mỏm cụt giảm cảm giác về áp lực và cảm giác tiếp xúc với chân giả. Nên bắt đầu tập với các vật liệu mền đến cứng.
    • Khởi đầu bạn dùng bông cuộn tròn và nhẹ nhàng tiếp xúc với da phần mỏm cụt, di chuyển cuộn bông thành hình tròn.
    • Khi bạn đã thấy dễ chịu hơn, bạn có thể chuyển qua dùng vật liệu thô hơn như khăn giấy, khăn lông
    • Kỹ thuật này làm đến khi bạn chịu được sự ma sát nhẹ với khăn lông.
    • Bạn nên làm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 phút.
    • Bạn nên tháo các loại băng gạc trước khi làm.

Di động sẹo vết mổ:

    • Mô sẹo dính vào mô bên dưới có thể gây đau hay tạo nốt phồng khi mang chi giả. Di động sẹo làm da và sẹo mềm hơn, lỏng lẽo hơn.
    • Đặt 2 ngón tay vào phần xương của mỏm cụt.
    • Giữ chắc sao cho không di chuyển 2 ngón tay trên da. Sau đó bạn di chuyển 2 ngón tay thành vòng tròn trên xương khoảng 1 phút. Tiếp tục làm như vậy với các vùng da khác ở mỏm cụt.
    • Khi vết khâu đã lành, bạn có thể để tay lên vêt khâu và xoay trực tiếp trên sẹo.
    • Bạn nên làm hằng ngày lúc đi tắm.

Quan sát mỏm cụt

    • Thường xuyên xem da phần mỏm cụt bằng gương để phát hiện những bất thường như đỏ da, loét, chảy mủ.
    • Bạn có thể tiến hành quan sát khi bác sĩ cho phép không cần băng mỏm cụt, quan sát ít nhất mỗi ngày một lần.
    • Bạn chú ý nên nhìn vào đằng sau mỏm cụt, phần nếp gấp của da như khoeo chân, phần da tiếp xúc xương.
    • Thông báo cho bác sĩ biết nhứng biểu hiện bất thường.

Hướng dẫn băng mỏm cụt với băng thun.

    • 1. Sử dụng băng thun 3 móc, bắt đầu từ tận cùng mỏm cụt, căng nhẹ băng thun.
    • 2. Sau đó băng vòng quanh chi 1 vòng, nhớ căng nhẹ băng.
    • 3. Căng băng thun và băng về một bên của mỏm cụt.
    • 4. Giảm độ căng, băng ra phía sau mỏm cụt sau đó căng băng thun băng về phía đối diện.
    • 5. Lặp lại dạng băng như trên cho đến khi hết băng, cố định đầu băng bằng băng keo.
    • 6. Nếu chiều dài mỏm cụt ngắn, bạn có thể băng dạng vòng số 8 tương tự như hình 6.
  • Hướng dẫn băng mỏm cụt trên gối

    • 1-3 Sử dụng băng thun 3 móc Use two 6-inch-wide elastic bandages. Quấn băng chung quanh eo 2 vòng sau đó choàng qua đầu xa nhất của mỏm cụt như hình vẽ.
    • 4-6. Quấn băng lại vòng quanh eo, xuống đầu xa và lên lại eo như hình vẽ, sau đó cố định băng bằng băng kéo và bắt đầu băng khác.
    • 7. Băng mỏm cụt tương tự như băng mỏm cụt dưới gối như đã hướng dẫn ở trên.
    • 8. Thả lỏng băng và cố định băng bằng cách quấn 1 vòng quanh mỏm cụt sau đó tăng độ căng băng để quần vào 1 bên mỏm cụt.
    • 9. Giảm độ căng băng, quấn quanh mỏm cụt sau đó quấn xuống đầu xa bên còn lại của mỏm cụt. bạn tiếp tục làm vòng số 8 như vậy cho đến khi băng lên tới bẹn. cố định bằng băng keo dán.

Mang vớ co giãn để giảm phù nề.

Các bài tập cơ

    • Giúp tăng khả năng điều khiển chi giả và tránh đi khập khiển

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Khi mới bắt đầu sẽ có triệu chứng sưng nhẹ sau tập, bạn yên tâm sẽ cải thiện sau khoảng 2-3 ngày. Nếu sau 3 ngày không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng sau khi tập: mệt mỏi nhiều, đau ngực, nặng ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, bạn nên ngừng ngay và gặp bác sĩ để thông báo triệu chứng.

BÀI TẬP CƠ ĐỐI VỚI CẮT CỤT CHI DƯỚI GỐI

CHÚ Ý
Thường xuyên vận động khớp háng.

Tránh ngồi một chỗ quá lâu với tư thế gối gập.

Bạn nên để mỏm cụt lên ghế như hình vẽ.

Khi nằm không kê gối dưới mỏm cụt trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

Không đặt hay kê dưới khớp háng, dưới gối và giữa 2 đùi.

Không để mỏm cụt ra ngoài giường
NHÓM BÀI TẬP CĂNG CƠ
CĂNG CƠ CHÂN NGỖNG

Nằm ngửa, đưa chân lành gần ngực, có thể dùng tay kéo đùi , càng gần ngực càng tốt sau đó gập gối càng dần dần hướng vào ngực, bạn sẽ cảm thấy căng ở mặt sau đùi. Giữ yên tư thế như vậy trong 20 giây.

Chú ý giữ gối mỏm cụt ở tư thế duỗi hoàn toàn.

CĂNG NHÓM CƠ GẬP HÁNG

Nằm ngửa, đưa chân lành lên ngực và giữ bằng tay như hình vẽ. Nhờ một người khác đè mỏm cụt xuống giường. Bạn giữ yên tư thế này trong 20 giây. Thư giản rồi làm lại.

Khi mỏm cụt có thể đặt dễ dàng trên giường, bạn nằm sát mép giường và để mỏm cụt thỏng xuống rồi thực hiện lại động tác như trên.

CĂNG NHÓM CƠ GẬP HÁNG 2

Nằm sấp, kê gối hay khăn lông mặt trước đùi, giữ gối thẳng và để như hình vẽ. Bạn thực hiện thao tác này 20 phút.

Khi cảm thấy dễ dàng, bạn có thể tăng kích thước gối lót hay khăn lông.

CĂNG NHÓM CƠ KHÉP

Ngồi tựa vào tường, để mỏm cụt sang bên ngoài, chân lành gập gối và đưa ra ngoài từ từ như hình vẽ. sau đó đẩy mỏm cụt ra ngoài đến khi thấy căng ở nhóm cơ bên trong đùi.

Chú ý , 2 bên mông luôn luôn chạm đất.

BÀI TẬP GẬP GỐI

Nằm ngửa, gập gối càng gần ngực càng tốt, sau đó làm gối thẳng hoàn toàn, giữ 5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu. (hình vẽ)

BÀI TẬP NÂNG CAO MỎM CỤT

Chân lành gập gối để bàn chân trên mặt giường. Nâng mỏm cụt lên trần nhà, chú ý để gối luôn thẳng. Giữ như vậy từ 5 – 20 giây.

CĂNG CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI

Nằn ngửa, ép kheo chân xuống mặt giường, giữ như vậy trong 5 giây, thả lỏng rồi làm lại.

Bạn nên tập cả 2 chân.

BÀI TẬP DẠNG KHÉP HÁNG

Giữ gối mỏm cụt luôn thẳng, đưa chân lên một chút ra ngoài, sau đó vào trong.

BÀI TẬP CO CƠ TỨ ĐẦU

Đặt cuộn khăn dưới gối mỏm cụt sao cho mỏm cụt rơi xuống. Tiếp theo bạn duỗi thẳng gối và giữ từ 5-20 giây.

TẬP LÀM GIẢM CẢM GIÁC ĐAU

Như hướng dẫn ở trên.

BÀI TẬP TĂNG SỨC CƠ
BÀI TẬP DUỖI HÁNG KHI NẰM SẤP

Nằm sấp, nâng mỏm cụt lên trần nhà và giữ cho gối luôn thẳng. Giữ yên tư thế như vậy từ 5 – 10 giây, trở về vị trí ban đầu lập lại 5-10 lần.

BÀI TẬP DUỖI HÁNG KHI NẰM NGHIÊNG

Nằm nghiêng, đưa mỏm cụt ra sau, giữ gối luôn thẳng.

Giữ 5-10 giây, trở về vị trí cũ rồi lập lại 5-10 lần

BÀI TẬP DUỖI GỐI 2

Nằm ngửa, đặt cuộn khăn dưới mỏm cụt, dùng sức ấn mỏm cụt xuống cuộn khăn nâng hông lên, giữ từ 5-10 giây, sau đó trở về vị trí cũ, lập lại.

BÀI TẬP DẠNG HÁNG

Nằm ngửa, dùng thắt lưng hay dải vải vòng quanh chặt 2 đùi, càng gần gối càng tốt.

Đẩy 2 gối ra ngoài và giữ từ 5-10 giây, trở về vị trí cũ, lập lại 5-10 lần.

BÀI TẬP DẠNG HÁNG KHI NẰM NGHIÊNG

Nằm nghiêng, đưa chân hướng lên trên trần nhà với gối luôn thẳng, giữ 5 -20 giây, hạ xuống và lập lại.

BÀI TẬP KHÉP HÁNG

Nằm ngửa, đặt cuộn khăn hay gối vào giữa 2 đùi càng gần gối càng tốt, ép cuộn khăn giữa 2 chân và giữ trong 5-10 giây, thư giản và lập lại.

BÀI TẬP KHÉP HÁNG KHÁC:

Nằm nghiêng, để chân trên cùng ra trước, bàn chân chạm sàn nhà. Chân còn lại hướng lên trần nhà, giữ 5-10 giây, thư giản và lập lại.

BÀI TẬP KHUNG CHẬU

Nằm ngửa, chân lành gập gối, lòng bàn chân chạm mặt sàn.

Đặt bàn tay sau lưng chỗ thắt eo của lưng. Đẩy lưng đè vào 2 bàn tay. Giữ 5-10 giây sau đó nghỉ và lặp lại.

BÀI TẬP NGỒI DẬY MỘT NỬA

Nằm ngửa, gạp háng, gập gối, để 2 tay lên đùi.

Thu mình lại đến khi đầu và xương bả vai nhất khỏi mặt đất, mắt luôn nhìn lên trần nhà. Giữ 5-10 giây, nghỉ ngơi, lập lại.

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Khi mới bắt đầu sẽ có triệu chứng sưng nhẹ sau tập, bạn yên tâm sẽ cải thiện sau khoảng 2-3 ngày. Nếu sau 3 ngày không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng sau khi tập: mệt mỏi nhiều, đau ngực, nặng ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, bạn nên ngừng ngay và gặp bác sĩ để thông báo triệu chứng.

BÀI TẬP CƠ ĐỐI VỚI CẮT CỤT CHI TRÊN GỐI

CHÚ Ý
Thường xuyên vận động khớp háng.

Tránh ngồi một chỗ quá lâu với tư thế gối gập.

Bạn nên để mỏm cụt lên ghế như hình vẽ.

Nằm sấp khoảng 20 phút , lặp lại 2-3 lần mỗi ngày. Không đặt gối dưới bụng.

Khi nằm không kê gối dưới mỏm cụt trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

Không đặt hay kê dưới khớp háng, dưới gối và giữa 2 đùi.

Không để mỏm cụt ra ngoài giường
BÀI TẬP CĂNG CƠ
CĂNG CƠ CHÂN NGỖNG

Nằm ngửa, đưa chân lành gần ngực, có thể dùng tay kéo đùi , càng gần ngực càng tốt sau đó gập gối càng dần dần hướng vào ngực, bạn sẽ cảm thấy căng ở mặt sau đùi. Giữ yên tư thế như vậy trong 20 giây.

Chú ý giữ gối mỏm cụt ở tư thế duỗi hoàn toàn.

CĂNG NHÓM CƠ GẬP HÁNG

Nằm ngửa, đưa chân lành lên ngực và giữ bằng tay như hình vẽ. Nhờ một người khác đè mỏm cụt xuống giường.Bạn giữ yên tư thế này trong 20 giây. Thư giản rồi làm lại.

CĂNG NHÓM CƠ GẬP HÁNG 2

Nằm sấp, kê gối hay khăn lông mặt trước đùi, giữ gối thẳng và để như hình vẽ. Bạn thực hiện thao tác này 20 phút.

Khi cảm thấy dễ dàng, bạn có thể tăng kích thước gối lót hay khăn lông.

CĂNG NHÓM CƠ KHÉP

Ngồi tựa vào tường, để mỏm cụt sang bên ngoài, chân lành gập gối và đưa ra ngoài từ từ như hình vẽ. sau đó đẩy mỏm cụt ra ngoài đến khi thấy căng ở nhóm cơ bên trong đùi.

Chú ý , 2 bên mông luôn luôn chạm đất.

BÀI TẬP TĂNG SỨC CƠ
BÀI TẬP DUỖI HÁNG KHI NẰM SẤP

Nằm sấp, nâng mỏm cụt lên trần nhà và giữ cho gối luôn thẳng. Giữ yên tư thế như vậy từ 5 – 10 giây, trở về vị trí ban đầu lập lại 5-10 lần.

BÀI TẬP DUỖI HÁNG KHI NẰM NGHIÊNG

Nằm nghiêng, đưa mỏm cụt ra sau, giữ gối luôn thẳng.

Giữ 5-10 giây, trở về vị trí cũ rồi lập lại 5-10 lần

BÀI TẬP DUỖI HÁNG NẰM NGỬA

Nằm ngửa, đặt cuộn khăn dưới mỏm cụt, (càng gần mỏm cụt càng tốt) dùng sức ấn mỏm cụt xuống cuộn khăn nâng hông lên, giữ từ 5-10 giây, sau đó trở về vị trí cũ, lập lại.

BÀI TẬP DẠNG HÁNG

Nằm ngửa, dùng thắt lưng hay dải vải vòng quanh chặt 2 đùi, càng gần mỏm cụt càng tốt.

Đẩy 2 đùi ra ngoài và giữ từ 5-10 giây, trở về vị trí cũ, lập lại 5-10 lần.

BÀI TẬP DẠNG HÁNG KHI NẰM NGHIÊNG

Nằm nghiêng, đưa chân hướng lên trên trần nhà, giữ 5 -20 giây, hạ xuống và lập lại.

BÀI TẬP KHÉP HÁNG

Nằm ngửa, đặt cuộn khăn hay gối vào giữa 2 đùi càng gần mỏm cụt càng tốt, ép cuộn khăn giữa 2 chân và giữ trong 5-10 giây, thư giản và lập lại.

Nằm nghiêng, để chân trên cùng ra trước, bàn chân chạm sàn nhà. Chân còn lại hướng lên trần nhà, giữ 5-10 giây, thư giản và lập lại.
BÀI TẬP KHUNG CHẬU

Nằm ngửa, chân lành gập gối, lòng bàn chân chạm mặt sàn.

Đặt bàn tay sau lưng chỗ thắt eo của lưng. Đẩy lưng đè vào 2 bàn tay. Giữ 5-10 giây sau đó nghỉ và lặp lại.

BÀI TẬP NGỒI DẬY MỘT NỬA

Nằm ngửa, gạp háng, gập gối, để 2 tay lên đùi.

Thu mình lại đến khi đầu và xương bả vai nhất khỏi mặt đất, mắt luôn nhìn lên trần nhà. Giữ 5-10 giây, nghỉ ngơi, lập lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: