CÁC LOẠI NẸP VẸO CỘT SỐNG

A picture containing indoor, person Description automatically generated

CÁC LOẠI NẸP VẸO CỘT SỐNG

Bs Phạm Thế Hiển

Nẹp vẹo cột sống được chỉ định khi cột sống vẹo trên 20 độ đặc biệt ở tuổi xương tăng trưởng. Nẹp còn được chỉ định đối với những loại vẹo nặng > 50 độ và ngày càng tiến triển mặc dù xương đã hoàn toàn phát triển. Hiệu quả của mang nẹp được chứng minh làm hạn chế tăng độ vẹo cột sống đặc biệt ở trẻ đang tuổi dậy thì, phát triển. Do vậy chỉ định mang nẹp càng sớm hiệu quả càng cao.

Trên thực tế có rất nhiều loại nẹp điều trị vẹo cột sống, trên cơ bản có 3 loại sau:

  1. Nẹp TLSO: nẹp ngực – lưng – cùng: (thoraco-Lumbo-Sacral-Orthosis)

Loại nẹp đại diện cho dạng này là nẹp Boston được đưa ra sử dụng từ thập niên 1970. Nẹp còn được gọi là nẹp dưới cánh tay. Ở phía mặt trước nẹp bắt đầu từ dưới ngực đến chỗ bắt đầu của xương chậu, ở mặt sau bắt đầu từ dưới xương bả vai đến hết xương cùng cụt. Nẹp hoạt động dựa trên nguyên lý 3 điểm lực đặt vào chỗ cột sống bị cong để ngăn chặn sự tăng độ vẹo.

Với thiết kế nhựa nhẹ và có thể uốn bẻ dưới nhiệt độ để phù hợp với từng cơ thể. Loại nẹp này thường chỉ định cho vẹo cột sống thắt lưng hay ngực thấp. Nẹp có thể mang bên dưới lớp quần áo và thời gian mang 23 giờ mỗi ngày. Nẹp có thể mang khi vận động hoạt tháo tạm thời khi chơi thể thao gắng sức nhiều.

A picture containing text

Description automatically generated

  1. Nẹp nghiêng Charleston

Loại nẹp này hỗ trợ giữ vững tư thế nghiêng chống lại sự vẹo của cột sống. Khi cột sống vẹo phải với đỉnh cong bên phải , lúc này vai bệnh nhân sẽ nghiêng bên trái nếu không điều trị. Với tư thế nghiêng phải, cột sống sẽ được chỉnh thẳng. Nẹp Charleston sẽ giúp giữ tư thế này một cách thoải mái nhất nhờ thiết kế nâng vai một bên. Nẹp được chỉ định cho khi cột sống vẹo 20-35 độ và đỉnh vẹo dưới mức xương bả vai. Nẹp thường chỉ mang 8 giờ buổi tối khi trẻ ngủ. Do đó nẹp này còn gọi là nẹp mang đêm.

A picture containing colorful, underpants

Description automatically generated A picture containing indoor, person

Description automatically generated

  1. Nẹp CTLSO: nẹp cổ – ngực – lưng – cùng. (Cervico-Thoraco-Lumbo-Sacral-Orthosis)

Loại nẹp tượng trưng là Milwaukee, chỉ định cho vẹo cột sống ngực cao bao gồm nẹp vòng quanh khung chậu và vòng quanh cổ nối với nhau bởi thanh kim loại . Thanh kim loại có thể điều chỉnh được chiều dài phù hợp thân trên, vòng quanh cổ giữ đầu ở vị trí trung tâm so với khung chậu. Áp lực được đặt tính toán theo độ cong cột sống.

A close-up of a sword

Description automatically generated with low confidence

CHĂM SÓC KHI MANG NẸP LƯNG

Khi mang nẹp lưng, nẹp sẽ được đặt sát da để tạo áp lực đẩy. DO vậy những vấn đè về da nên được điều trị và thập chí phải hoãn lại quá trình mang nẹp sẽ ảnh hưởng đến độ vẹo đốt sống. Do vậy các lời khuyên sau đây để làm giảm thiểu các yếu tố gây dừng quá trình mang nẹp:

  • Thường xuyên hay ít nhất mỗi ngày phải rửa nẹp bằng xà phòng, rửa sạch lại bằng nước và phơi khô dưới nắng.
  • Lau vệ sinh nẹp bằng cồn mỗi tuần
  • Kiểm tra các thành phần nẹp, dây kéo dán thường xuyên. Khi phát hiện các dấu hiệu mòn, rách hoặc bất cứ dấu hiệu bạn nghĩ là ảnh hưởng chức năng của nẹp. Lúc này bạn nên mang nẹp đến nơi bảo trì.
  • Loại vải quần áo mặc với nẹp nên là 100% cotton.

Khởi đầu khi mang nẹp, bạn sẽ bị kích ứng phần da bị áp lực. Bạn cần thời gian để làm quen với nẹp. khi phát hiện dấu hiệu loét da nên báo cho bác sĩ để điều trị. Các lời khuyên sau sẽ giúp bạn quen phần da với nẹp:

  • Tắm mỗi ngày
  • Dùng tay và gòn thấm cồn 70 độ ma sát lên vùng da thường sát với nẹp. Bạn nên làm động tác này 2-3 tuần từ khi bắt đầu mang nẹp.
  • Tìm các dấu hiệu đỏ da do bị chèn ép dưới áp lực. Khi đỏ da tồn tại quá 30 phút sau khi bỏ nẹp, bạn cần phải điều chỉnh lại áp lực nẹp.
  • Bạn mặc áo 100% cotton và không nên có đường chỉ may nằm trong vùng nẹp vì đường chỉ may sẽ tạo áp lực hoặc kích thích da.
  • Mang nẹp càng sát càng tốt, khi nẹp lỏng di chuyển sẽ ma sát gây loét da.
  • Không nên sử dụng các loại kem thoa làm mềm da dưới nẹp vì dễ tạo loét da khi da mềm. Khi thời tiết nóng hay da nhạy cảm thì phấn rôm sẽ giúp hạn chế sự khó chịu.
  • Khi da bị loét, bạn không nên mang nẹp đến khi da lành. Hãy đến bác sĩ sẽ có lời khuyên.
  • Những vùng da tiếp xúc nẹp sẽ đổi màu sậm hơn và biến mất khi không còn mang nẹp. Bạn đừng lo khi gặp hiện tượng này.
  • Môi trường xung quanh ẩm thấp quá nóng sẽ gây khó chịu cho bạn. Do vậy bạn nên tạo một môi trường thuận lợi cho mang nẹp – có thể đặt máy điều hòa nhiệt độ.

Những dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Nẹp lỏng, mòn , gãy
  • Nẹp chèn ép quá mức gây khó chịu, đỏ da trên 30 phút khi bỏ nẹp hay loét da.
  • Sưng phù nề phần da trên nẹp hay dưới nẹp
  • Nẹp gây đau liên tục.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra cách dùng nẹp của bạn và đưa các giải pháp giúp bạn tiếp tục mang nẹp.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: