U HOẠT DỊCH – KHỐI U THƯỜNG GẶP VÙNG CỔ – BÀN TAY

U HOẠT DỊCH – KHỐI U THƯỜNG GẶP VÙNG CỔ – BÀN TAY

BS PHẠM THẾ HIỂN

0902411627

  1. U HOẠT DỊCH LÀ GÌ?

Là khối u ở gần các khớp hoặc nơi có gân đi qua. Khối u này giống như 1 túi chứa dịch (gọi là u hoạt dịch). Dịch bên trong  không màu, trong, sệt, giống như mứt dẽo (chất hoạt dịch).

Tùy theo kích thước và lượng dịch trong túi mà khối u có sờ thấy chắc hay mềm như bọt biển.

Khối u có thể biểu hiện là một u to hay nhiều u nhỏ hơn, các u nhỏ này có cuống thông nối với nhau ở sâu.

U hoạt dịch này thường gặp nhất ở bàn tay và cổ tay (>50% các u ).

Bệnh thường gặp ở phụ nữ và 70% ở độ tuổi 20-40, hiếm gặp ở trẻ em <10 tuổi.

  1. VỊ TRÍ XUẤT HIỆN CỦA U HOẠT DỊCH

Vị trí hay gặp 60 – 70 % ở mặt mu tay bàn tay và cổ tay, cũng hay gặp ở mặt lòng phần cổ tay.

Ngoài ra còn có những chỗ khác:

  • Ở nền các ngón tay trong lòng bàn tay, u nổi lên giống như hạt đậu
  • Đầu các ngón tay ngay bên dưới nếp móng tay.
  • Ở bên ngoài cô khớp gối, cổ chân.
  • Ở mu bàn chân.
  1. BIỂU HIỆN CỦA U?

Kích thước bằng hạt đậu 1-3 cm đường kính, không di động, có thể thay đổi kích thước theo thời gian,

U họat dịch có thể xuất hiện đột ngột hay dần dần, thay đổi kích thước, có thể biến mất và tái phát trở lại.

Hầu hết u có thể gây đau ( thường xuất hiện sau 1 chấn thương), 35% không triệu chứng,

Khi có biểu hiện đau, triệu chứng cứ dần tiếp diễn âm ỉ, và đau nhiều hơn khi vận động khớp.

Khi u hoạt dịch kết hợp với gân, bạn sẽ có cảm giác yếu các ngón.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân của u hoạt dịch không rõ. Có giả thuyết cho rằng chấn thương gây phá hủy cấu trúc bao khớp tạo nên các u nhỏ và ngày càng lớn lên. Một giả thuyết khác do sự rạn nứt của bao khớp và màng gân

  1. DỊCH BÊN TRONG BAO HOẠT DỊCH

Dịch trong u có thành phần giống dịch trong khớp, bao gân. Theo thời gian dịch ngày càng sệt làm khối u từ mềm sang chắc hơn.

  1. CẦN CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI BỆNH GÌ?

Khi có khối u vùng cổ tay và bàn tay bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định đó là U hoạt dịch.

Bác sĩ sẽ chẩn đóan phân biệt với các khối u khác vì cách điều trị khác nhau như:

  1. NÊN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Việc thăm khám bác sĩ rất quan trọng cho dù bạn có triệu chứng hay không có. Bác sĩ sẽ xác định rõ đó có phải là u bao hoạt dịch hay không và lập kế hoạch tốt nhất để điều trị cho bạn.

U hoạt dịch không cần phải điều trị khẩn cấp trừ khi nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

Chuyên khoa bạn nên khám là Chấn thương chỉnh hình.

  1. BÁC SĨ SẼ CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Việc thăm khám trực tiếp gần như đủ để bác sĩ xác định đó có phải là u hoạt dịch.

Bác sĩ sẽ khẳng định bằng cách cho bạn đi siêu âm phần mềm hay dùng ống tiêm hút dịch trong u.

Siêu âm hoàn toàn vô hại sẽ đánh giá khôi u của bạn là đặc hay chứa nhiều dịch, tính chất của dịch. Siêu âm cũng nhận biết được nó có phải là u mạch máu.

Ít khi bác sĩ cho bạn chụp X quang trừ trường hợp nghi ngờ u khác.

Bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp điều trị phẫu thuật khi dịch trong u đặc và ảnh hưởng đến cấu trúc mạch máu.

Chụp cộng hưởng từ (MRI )cũng có thể được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ u khác.

  1. U HOẠT DỊCH CÓ THỂ TỰ HẾT?

Đôi lúc u hoạt dịch có thể biến mất mà không cần điều trị gì. Nhưng hầu hết các trường hợp u vẫn giữ nguyên kích thước hay ngày càng lớn hơn.

Một số loại u tạo thành van 1 chiều chỉ cho dịch vào dễ nhưng dịch ra khó nên u ngày càng to. Khi u ngày càng to chèn ép các cấu trúc lân cận sẽ gây đau. Đây thường là lý do để lấy u ra.

  • CHĂM SOC TẠI NHÀ?

Việc đắp thuốc hay bôi dầu, chườm nóng hay những cách dân gian khác không được khuyến cáo.

U có thể làm vỡ bởi 1 quyển sách, nhưng ngày nay không áp dụng phương pháp này.

Hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết tránh tái phát hay làm phát triển u bao hoạt dịch.

  • CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ?

38% – 58% u hoạt dịch có thể tự hết. Nhiều phương pháp điều trị đã được đề nghị:

Dùng kim chọc hút: phương pháp này làm xẹp ngay u nhưng không thể lấy được thành phần dịch sâu bên trong và không thể cắt nguồn cung cấp hoạt dịch. Sau khi chọc hút bác sĩ thường tiêm thuốc kháng viêm Steroid xung quanh và yêu cầu bạn có định tay trong 1 tuần. Tỉ lệ tái phát lại u là 50%.

Phương pháp dùng một vật chắc (ví dụ: quyển sách ) làm vỡ u hoạt dịch. Phương pháp này tạo một đường nứt vỡ bao u khiến việc tích tụ dịch ít xảy ra hơn do vậy có tỉ lệ tái phát ít hơn phương pháp chọc hút. Nhưng phương pháp này không được nhiều người ưa thích do bác sĩ phải dùng một lực mạnh vào u – vào tay của bạn.

Phương pháp phẫu thuật (tiểu phẫu) giúp lấy được u và có thể khâu hay đốt phần thông vào nơi thành lập dịch, cắt nguồn cung cấp dịch cho u. Phương pháp này cho tỉ lệ tái phát ít nhất.

  • THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ

Sau khi được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị, những việc phải làm tùy theo phương pháp chọn.

Nếu chọc hút bạn có thể được cử động tay cố tay, nhưng tốt hơn nên cố định trong 10 ngày.

Nếu chọn phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố định tay bạn bằng nẹp cứng giữ cho khớp không cử động trong 7-10 ngày. Những khảo sát cho thấy bất động lâu hơn không có ý nghĩa.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trở lại tái khám và hướng dẫn cách tập luyện.

  • PHÒNG NGỪA HÌNH THÀNH U HOẠT DỊCH

Hiện tại chưa có khuyến cáo hay hướng dẫn để ngừa hình thành u bao hoạt dịch.

Lời khuyên : khi phát hiện khối u vùng cổ tay bạn nên khám bác sĩ chấn thương chỉnh hình sớm để được chẩn đoán và điều trị hợp lý nhất.

  • TIÊN LƯỢNG

U bao hoạt dịch là khói u vô hại có thể tự mất đi hay được điều trị với chọc hút hay tiểu phẫu bóc u. Bạn sẽ có khả năng phục hồi tốt nhất.

Tuy nhiên vẫn có 1 tỉ lệ nhất định u sẽ tái phát dù áp dụng các biện pháp này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: