NHỮNG THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN KHỚP

NHỮNG THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN KHỚP

Bs Phạm Thế Hiển

0902411627

Bệnh lý cơ xương khớp thuộc nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng và ai cũng từng trong đời trãi qua một lần đau nhức các cơ, xương, khớp. Triệu chứng đau nhức của cơ xương khớp tuy mơ hồ nhưng hàm chứa các nguyên nhân cần phải tìm hiểu rõ để có chế độ điều trị thích hợp. Trong các liệu trình điều trị, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp luôn được các bác sĩ nhắc đến yêu cầu phải tránh tối đa nhằm mục đích đạt hiệu quả điều trị nhanh nhất.

Sau đây là các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp. Việc nhận ra các thói quen xấu này giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý cơ xương khớp và giảm thời gian dùng thuốc giảm đau, kháng viêm đi kèm với các  tác dụng phụ.

  1. Bẻ tay , vặn lưng, cổ quá mức

Khi có cảm giác mỏi ở các khớp liên đốt bàn tay, hay vùng cột sống thắt lưng hay vùng cổ, chúng ta thường có động tác bẻ các khớp ngón tay hay vặn cổ, vặn lưng để tạo cảm giác dễ chịu hơn. Cảm giác dễ chịu là có thật và chính điều này đã tạo thoái quen này. Khi ta bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động dẫn đến phá hủy các cấu trúc sụn khớp, cấu trúc dây chằng, xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp. Nếu thoái quen không được loại bỏ, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh….

Cảm giác mỏi, đau, khó chịu vùng khớp thường do hệ thống cơ dây chằng đang làm việc quá tải trong một tư thế. Do vậy việc xoa bóp giúp thư giản hệ thống này, giúp tưới máu hiệu qua hơn, và giảm cảm giác đau. Đừng bẻ tay, vặn mình hay vặn cổ.

  1. Giầy cao gót:

Giầy cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể và tạo dáng đẹp bằng các đưa trọng tâm cơ thể ra trước buộc ngực phải ưỡn, lưng phải cong ra trước để cơ thể đứng vững không té ngã và cũng tạo ra 3 vòng của cơ thể rõ ràng. Khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng, cơ bắp chân ở cẳng chân, gân gót làm việc co thắt liên tục do vậy rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng sẽ là đau lưng, đau bắp chân, hay đau phần trên của gót chân (nơi gân Achilles bám vào xương gót). Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân gây dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.

Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dầy thì lại chuyển qua chịu trên xương bàn và các ngón chân vốn dĩ mỏng hơn và nhỏ hơn. Nghiên cứu cho thấy độ cao của đế giầy cứ tăng mỗi 2,5 cm thì áp lực lên bàn chân trước tăng 22-25%. Do đó mang giầy cao 7 cm thì áp lực xương bàn phải chịu là 175% mức bình thường. Việc này rất dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái.

Mũi giày càng nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau gây vẹo ngón cái ra ngoài lâu ngày sẽ gây biến dạng ngón cái và các ngón khác (cross figer, hammer toe). Phần khớp bàn ngón cái sẽ lộ rõ, cấn và ma sát vào thành trong của giầy gây đau nhiều (Bunions). Ngoài ra việc ép các ngón chân ở mũi giầy gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hay phì đại các nhành thần kinh vùng bàn chân (u thần kinh Morton).

Tóm lại việc mang giầy cao gót ảnh hưởng từ cột sống, khung chậu, khớp gối, khớp cổ chân và các biến dạng bàn chân nguyên nhân do lệch trục cở thể.

Vậy lời khuyên là tránh mang giầy cao gót quá lâu, khi chọn mua giầy không nên chọ đế quá cao, phần mũi giầy không nên ép các ngón chân quá chật, và chất liệu da giầy nên mềm ại và không gây kích ứng.

  1. Các thoái quen xấu ảnh hưởng đến cột sống
  • Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu:
  • Mang ba lô nặng, mang túi nặng 1 bên
  • Đi khom người hay đứng xiêu vẹo
  • Nhặt đồ vật khom lưng hay khiêng vật nặng khom lưng
  • Mang vật nặng xoay đột ngột.

Cột sống như cột trụ chống đỡ toàn bộ thân người. Cột sống gồm nhiều đốt sống liên kết với nhau bởi hệ cơ và dây chằng, giảm tải băng các đĩa đệm.

 Thói quen ngồi lâu, liên tục trên 2 giờ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống làm chúng ta có tư thế khòm lưng và cúi ra trước làm căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau đốt sống. Sự mệt mỏi của hệ thống giữ vững này sẽ gây đau và nếu kéo dài sẽ làm cột sống không vững dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. DO đó hạn chế ngồi làm việc lâu quá 2 giờ. Nên đi lại, tập các bài tập đơn giản về cơ cột sống sẽ giúp phòng ngừa đau thắt lưng và mỏi mệt.

Mang ba lô hay túi nặng 1 bên khiến cột sống phải nghiên hẳn một bên, các nhóm cơ hoạt động không đều nhau dễ bị vẹo cột sống, tổn thương đốt sống và dây chằng. Do vậy khi phải mang túi xách, ta không nên mang quá 10% trọng lượng cơ thể và khi phải mang nhiều hơn, chúng ta mang đều 2 tay

.

Khi cúi gập ngang hông lưng quá 90 độ, hệ thống dây chằng phía sau căng quá mức có thể bị rách, đĩa đệm chịu lức quá mức có thể lồi ra phía sau gây thoát vị đĩa đệm. Do đó nên hạn chế gập lưng quá mứ nhất là khi nhặt đồ vật rơi. Đặc biệt không nên cúi người khiêng vật nặng như khiêng chậu hoa, chậu giặt quần áo…Tư thế đúng trong các việc này là ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt đồ vật.

  1. Mang ví dầy ở túi sau:

Khi ngồi, trọng lượng của cơ thể truyền theo cột sống chia đều sang 2 bên khung chậu qua khớp cùng chậu. Khi mang ví dầy ở một bên túi sau sẽ làm lệch trục cơ thể khi ngồi, nhất là những người ngồi lâu (tài xế, nhân viên văn phòng, thủ thư, nha sĩ…). Việc lệch trục ơ thể khiến trọng lực truyền qua 1 bên khớp cùng chậu nhiều hơn làm viêm hay thoái hóa khớp cùng chậu gây đau một bên hông lưng mạn tính.

  1. Ngồi xổm ,leo cầu thang, chéo chân hay bó chân:

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi (cơ tứ đầu – FQ) và gân bánh chè (Fp) sẽ ép xương bánh chè (R) truợt trên xương đùi. Khi di chuyển như đi bộ, lực này tác động khoảng bằng ½ trọng lượng cơ thể, khi leo vầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể. Do vậy thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi. Khi khớp này bị tổn thương, hay thoái hóa sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau trước gối khi ngồi xổm đứng dậy, khi leo cầu thang. Tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa lên xuống cầu thanh hay khiêng vác lên cầu thang sẽ giúp bảo về khớp chè đùi.

  1. Uống bia, rượu nhiều.

Bệnh chuyển hóa ngày càng một nhiều và gặp ở lứa tuổi tuổi ngày càng trẻ dần ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bệnh bao gồm rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh Gout… Các bệnh này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Bệnh Gout là bệnh ảnh hưởng đến khớp nhiều nhất trong nhóm bệnh này., Bệnh Gout thường hay gặp ở những người hay đi nhậu, uống nhiều bia và ăn nhiều mồi ngon như hải sản, đồ nội tạng chứa nhiều đạm Purin. Đạm Purin sẽ phân hủy thành acid uric trong cơ thể và khi lượng đạm này được nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tăng acid uric máu do thận không thải hết. Khi tăng acid uric máu kéo dài sẽ dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat ở các mô trong cơ thể trong đó có khớp và hủy hoại khớp gây tàn phế. Rượu làm giảm khả năng chuyển hóa loạii bỏ chất độc của gan và thận nên khi uống rượu nhiều sẽ gây rối loạn chuyển hóa acid uric.

Vị trí muối urat lắng đọng ở bàn chân người bị Gout

 

 

Gần đây hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay gặp nhiều ở phòng khám. Biểu hiện là người trẻ đến vì đau khớp háng một bên. Khi chụp MRI thấy hình ảnh sớm của xương chết ở chỏm xương đùi. Bệnh này diễn tiến ngày càng nặng gây phá hủy chỏm, biến dạng chỏm làm người bệnh không thể đi lại được vì đau. Nguyên nhân của hoại tử vô mạch chỏm xương đùi có nhiều nguyên nhân, trong đó yuoosng nhiều rượu là hút thuốc lá là nguyên nhân hay gặp ở phòng khám của người Việt Nam.

Hình ảnh hoại tử và biến dạng chỏm xương đùi

 

 

  1. Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định bác sĩ:

Ngày nay việc tiếp cận các loại thuốc tân dược ngày càng dễ dàng kéo theo việc sử dụng không đúng cách các loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ không lường trước. Trong nhóm thuốc giảm đau kháng viêm thường gặp thì tác dụng phụ viêm dạ dày là hay gặp nhất. Biểu hiện từ mức độ đau thượng vị nhẹ đến viêm chợt dạ dày xuất huyết khiến ta phải nôn ra máu và tử vong. Nguy cơ tim mạch, bệnh thận từ thuốc giảm đau cũng được khi nhận với nhóm NSAID. Nhóm thuốc kháng viêm mạnh như corticoid có hiệu quả cao, nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây lãng xương và lệ thuộc thuốc, gay hội chứng Cushing do thuốc. Do vậy nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để an toàn nhất. Ki dùng thuốc nếu có tác dụng phụ hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: