Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo sau (hoặc bảo tồn dây chằng chéo sau)

TẬP LUYỆN SAU MỔ TÁI TẠO HOẶC BẢO TỒN DÂY CHẰNG CHÉO SAU (PCL)

Bạn đã bị chấn thương/ phẫu thuật dây chằng chéo sau (PCL). Trong bài này, bạn có thể tìm thấy mọi thông tin để có thể bắt đầu hồi phục chấn thương. Cơ thể bạn sẽ bắt đầu hồi phục ngay, và khi khi bắt đầu những lời khuyên sau đây, bạn sẽ tối ưu giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng

Những điều quan trọng bạn cần biết

Đau

Đau là triệu chứng bình thường trong quá trình hồi phục. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài tuần và có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khả năng vận động và đi lại, do đó việc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ điều trị là rất quan trọng để duy trì khả năng vận động.

Sưng nề

Khớp gối của bạn có thể rất sưng ngay sau khi chấn thương. Đây là triệu chứng bình thường của quá trình viêm và sẽ kéo dài trong vài tuần tới. Đau gối có thể kéo dài vài tuần và ảnh hưởng tới khả năng lấy lại chuyển động toàn phần của gối, ảnh hưởng tới khả năng kích hoạt vận động cơ bắp vùng quanh gối, dẫn tới hồi phục chậm. Điều quan trọng bạn cần làm là giảm sưng, bằng cách nâng cao chân hơn tim, chườm lạnh và .. đều giảm được triệu chứng này.

Vận động và thể thao

  • Vận động và tập luyện thể thao rất cần thiết cho sự hồi phục. Trong tờ bài này sẽ đề cập tới các bài tập được thiết kế để vận động khớp gối, cải thiện số lần vận động khớp gối và cải thiện sức cơ đùi. Với những bài tập này, bạn nên nhắm tới sự điều độ khi tập, không quá nhiều cũng không quá ít. Thông thường mọi người tập quá ít, nhưng đi lại quá nhiều.
  • Tránh duỗi gối quá mức trong 12 tuần
  • Tránh các động tác co đùi sau có kháng lực trong 12 tuần.
  • Tránh quỳ gối trong 12 tuần

Chống nạng

Bạn sẽ chống nạng để chỉ chịu 1 phần trọng lượng cơ thể trong 2 tuần đầu tiên. Sau thời gian này, bạn có thể tăng dần đến chịu hoàn toàn trọng lượng của cơ thể lên gối nếu cơn đau vùng gối có thể chịu được.

Xem thêm Cách sử dụng nạng.

Nẹp chỉnh hình khớp gối

  • Bạn có thể phải đeo nẹp chỉnh hình khớp gối Jack Brace (liên hệ 0363488809 để mua nẹp khoá gối), tùy theo cơ sở y tế bạn đang điều trị và tình trạng bệnh lý. Nẹp này cung cấp động lực học ra trước gối để giữ khớp gối ở vị trí trung tính, cho phép khớp gối hồi phục ở tư thế tốt hơn. Bạn nên mang nẹp ở mọi thời điểm kể cả khi ngủ và hoạt động trong 12 tuần.
  • Nẹp chỉnh hình được cài đặt ban đầu ở mức lực ra trước từ 8 đến 10.

Lái xe

Để lái xe an toàn, bạn cần đảm bảo đã hồi phục hoàn toàn sức cơ đùi, có thể chịu hoàn toàn trọng lượng cơ thể lên gối, và có thể đạp thắng dừng xe khẩn cấp.

Làm việc

Bạn có thể có 1 thời gian nghỉ dưỡng, tùy theo loại công việc và sức lực thể chất mà công việc yêu cầu. Đối với các bệnh nhân mà có công việc yêu cầu mang vác vật nặng cần phải điều chỉnh, thay đổi các công việc đó, nhằm tránh gây áp lực quá mức lên khớp gối bị chấn thương, tạo điều kiện hồi phục tốt hơn.

Tập luyện sau mổ (bảo tồn) dây chằng chéo sau

Sau đây là các bài tập – theo từng giai đoạn thời gian sau mổ (chấn thương). Lưu ý, tập từ ít đến niêu, tập từ đơn giản đến phức tạp

 

Tuần 0-6 sau mổ (nhóm bài A B C)

Mục tiêu

  1. Bảo vệ dây chằng chéo sau
  2. Giảm sưng viêm (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, kê cao vị trí chấn thương)
  3. Tăng dần tầm vận động khớp
  4. Chịu một phần sức nặng của cơ thể bằng nạng trong 2 tuần đầu, rồi tăng dần sức nặng lên gối nếu cơn đau có thể chịu được.

A. Tầm vận động của gối (co gối chủ động)

Co gối chủ động

  • Bắt đầu bằng cách nằm sấp với 2 chân duỗi thẳng, thư giãn 2 tay đặt 2 bên thân hoặc đầu. Co 1 bên gối và đưa gót chân hướng lên hông đến 1 góc độ mà bạn thấy hơi căng hoặc khó chịu, với mức đau dưới 4/10, sau đó hạ gót về trạng thái duỗi chân bình thường. Tăng dần tầm vận động từ 0 dến 90 độ trong 2 tuần đầu tiên, và co duỗi hoàn toàn từ 2 tuần tiếp theo.
  • Nhắm tới hoàn thành 3 hiệp với 10 lần mỗi hiệp.

2. Di động xương bánh chè

  • Nằm hoặc ngồi với 2 chân duỗi, hơi cong gối một chút.
  • Dùng 2 tay để nhấn vào phía trong (hoặc ngoài) xương bánh chè để nó trượt ra ngoài (hoặc vào trong).
  • Dùng ngón cái nhấn phía trên (hoặc dưới) xương bánh chè để nó trượt xuống dưới (hoặc lên trên).
  • Với mỗi chuyển động, giữ nguyên trong 20 giây và lặp lại 5 đến 10 lần.
  • Bài tập này được thiết kế để ngăn ngừa bệnh lý dính cứng khớp giữa xương bánh chè và khớp gối, bệnh lý này có thể gây đau và giảm tầm vận động của khớp gối

B. Bài tập tăng sức cơ tứ đầu đùi.

1. Bài tập đùi tĩnh

Mục tiêu của bài tập là duỗi gối hoàn toàn với sức cơ tốt.

  • Bắt đầu bằng cách nằm hoặc ngồi trên giường với 2 chân thẳng trước mặt.Gồng cơ đùi lên để thẳng gối, và đẩy gối vào mặt giường. Làm 10 lần mỗi hiệp,tăng dần đến khi đạt được 3 hiệp.

  • Tăng độ khó: Đặt 1 cái khăn đã quấn lại hoặc 1 chai nước ở dưới khớp gối, để cong gối lại.Căng cơ đùi để duỗi gối và nâng gót cao khỏi giường và giữ nguyên trong 5 đến 10 giây. Bắt đầu bằng cách làm 5 lần 1 hiệp, tăng dầnlên 10 lần. Đến khi bạn có thể hoàn thành 10 lần duỗi gối, mỗi lần giữ 10 giây mà không hề thấy tốn sức, bạn có thể tăng độ khó bằng cách giảm kích thước của chai nước / chiếc khăn để cải thiện bài tập này.

2. Nâng thẳng chân

  • Bắt đầu bằng cách nằm hoặc ngồi trên giường, 2 chân duỗi thẳng. CĂng cơ đùi để vừa duỗi thẳng gối vừa nâng chân cao khỏi mặt giường. Rồi từ từ hạ chânxuống một cách có kiểm soát.
  • Nhớ đảm bảo gối phải thẳng hoàn toàn.
  • Mục tiêu:3 hiệp 10 lần mỗi ngày

3. Duỗi cẳng chân nhẹ

Bắt đầu bằng cách ngồi trên giường với 2 chân duỗi ra trước, đặt 1 chiếc khăn dài dưới chân. Giữ cho chân thật thẳng mà không cong gối, và kéo 2 đầu khăn để kéo các ngón chân hướng thẳng lên trần nhà. Giữ nguyên trong 30giây,2 – 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể cảm nhận được lực kéo dãn ở phía sau đùi -cẳng chân của mình.

4. Đạp xe tại chỗ

khi bạn có thể đưa gót xuống dưới ghế (tầm vận động khớp gối 115 độ).

 

C. Khi bạn chịu được hoàn toàn trọng lượng cơ thể (từ tuần thứ 2)

1. Nâng cơ bắp chân

  • Đứng trước bề mặt phẳng như thành ghế, bàn cao để bạn có thể tựa tay vào. Đứng thẳng 2 chân, 2 bàn chân hơi cách nhau một chút. Nhón dần 2 gótchân để nâng cơ thể lên cao khỏi mặt sàn. Lặp lại 5 lần, 10 hiệp. Nâng lên hạ xuống từ từ để đảm bảo chất lượng của mỗi động tác..
  • Tăng độ khó: giảm độ tựa từ cả bàn tay còn chỉ tựa bằng ngón tay.

2. Tập thăng bằng

  • Cũng giống như bài tập nâng cơ bắp chân, bạn đứng tựa tay vào thành ghế hoặc mặt bàn. Đứng bằng 1 chân, giữ thăng băng trong 30 đến 60 giây mà không bị cong người do giữ thăng bằng . Tăng độ khó bằng cách giảm độ tựa từ cả bàn tay xuống còn ngón tay.
  • Bài tập này giúp cải thiện thẳng bằng, sức mạnh và phối hợp.

 

 

 

Tuần 6-12

Mục tiêu

  1. Bảo vệ–chịu trọng lượng hoàn toàn cơ thể qua nẹp chỉnh hình
  2. Tăng dần phạm vi vận động đến tối đa.
  3. Đi bộ bình thường.

A. Tầm vận động khớp gối

***Nằm sấp:

1. Duỗi gối chủ động

(Xem bài tập tầm vận động của gối ở tuần 0 – 6)

2. Duỗi gối bị động

Bắt đầu bằng cách nằm sấp, với 2 chân thò ra ngoài giường sao cho chỉ 1 nửa cẳng chân thò ra ngoài. Giữ nguyên tư thế này trong 10 phút và lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.

***Nằm ngửa:

Co gối chủ động

  • Nằm ngửa với 2 chân duỗi thẳng. Co 1 bên gối và trượt gót chân lên hướng về phía mông, rồi từ từ duỗi thẳng gối lại về vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần, tăng dần lên 3 hiệp.

B. Bài tập tăng sức cơ

1. Tập cơ tứ đầu đùi tĩnh:

Tham khảo bài tập tăng sức cơ tuần 0 – 6

2. Nâng thẳng chân

tham khảo bài tập tăng sức cơ tuần 0 – 6

3. Co nhỏ 2 chân ngồi xổm

-Bắt đầu ở tư thế đứng, 2 bàn chân dang rộng bằng vai. Co gối lại như bạn đang chuẩn bị ngồi lên ghế. KHÔNG ĐƯỢC cong gối hoàn toàn mà chỉ một nửa đường rồi về lại vị trí ban đầu. Đảm bảo gối không nhô ra trước các ngón chân.

3. Đạp đùi 0-70°(gym)

  • Lên tạ phù hợp với sức cơ của mình và chỉnh ghế sao cho chân không cong quá 70 độ. Ngồi vào ghế và đặt chân lên bàn đạp với 2 bàn chân dạng ngang vai. Hít hơi sâu và đạp duỗi chân ra trước.

4. Bài tập chùng chân ngược

  • Bắt đầu tới tư thế đứng, bước 1 chân lùi ra sau, rồi cong gối trước để chùng thân mình xuống. Chân trước không nên cong quá 70 độ. Lặp lại 10 lần mỗi ngày, nhắm tới mục tiêu 10 lần một hiệp, 3 hiệp mỗi ngày.

5. Bắc cầu cơ đùi sau trên bóng thể dục (gối có thể thẳng hoặc hơi cong)

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng để nghỉ trên bóng tập. Thư giãn vùng cổ và lưng. Giữ thẳng chân và co mông, nhấn đùi xuống để nâng mônglên cao khỏi bóng tập. Lặp lại 10 lần với tốc độ nâng hạ mông vừa phải, nhắm tới đạt được 3 hiệp,10 lần mỗi hiệp.
  • Cần đảm bảo đầu gối thẳng nhất có thể để kích hoạt đúng nhóm cơ.

6. Bài tập cảm giác vị thế khớp và thăng bằng.

 

7. Đứng một chân–tham khảo tuần 0 – 6

 

 

Tuần 12-18

Mục tiêu

  1. Mục tiêu tháo nẹp chỉnh hình sau 12 tuần.
  2. Tăng độ khó của bài tập
  3. Chương trình dần dần đi nhanh / chạy bộ

1.Tăng độ khó:

Từ co nhỏ 2 chân ngồi xổm sang co 90 độ

Bắt đầu với tư thế đứng, 2 chân dạng ngang vai. Co gối lại như đang ngồi lên ghế. Đảm bảo gối không nhô ra trước các ngón chân.

2. Bài tập một chân

ví dụ đạp chân, bước ra trước

3. Bắc cầu cơ đùi sau trên bóng thể dục (với gối cong)

4. Chương trình đi nhanh, chạy bộ:

  • Khi đã có đủ sức cơ, lượng cơ và độ vững khớp. Chương trình chạy nhanh dần:
  • Bắt đầu với chạy 1 phút, 4 phút đi bộ. Lặp lại trong 20 phút
  • Tăng thời gian chạy bộ mỗi lần 1 phút và giảm thời gian chạy bộ mỗi lần một phút cho tới khi chạy liên tục 20 phút sau 5 tuần.
  • Khi đã hoàn thành chương trình chạy, sang các bài tập linh hoạt trên đa mặt phẳng

 

Tuần 19+

  • Các bài tập sức mạnh với tạ nặng hơn, cường độ cao hơn với ít hiệp hơn ( 8 lần 3 hiệp)
  • Bài tập chuyên biệt theo môn thể thao.
  • Trở lại thể thao bình thường khi phục hồi 85% chức năng của chân khi kiểm tra chức năng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: