CÁC BIỂU HIỆN TẬT BÀN CHÂN PHỔ BIẾN CỦA TRẺ NHỎ

A picture containing posing Description automatically generated

CÁC BIỂU HIỆN BÀN CHÂN PHỔ BIẾN CỦA TRẺ NHỎ

Bs CK II Phạm Thế Hiển

NHÓM NGÓN CHÂN HƯỚNG VÀO TRONG ( IN TOEING)

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đi khám các bác sĩ nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng ngón chân hướng vào trong là do vị trí thai nhi trong lòng tử cung (lòng mẹ) lúc đó, em bé cuộn bên trong lòng mẹ với cẳng chân và bàn chân quay vào để phù hợp nhất với không gian nhỏ. Sau khi sinh ra em bé duy trì vị trí xoay này. Chính sự xoắn dai dẳng này gây ra tình trạng ngón chân hướng vào bên trong. Phải mất vài năm để đứa trẻ “tháo xoắn”. Những đứa trẻ có dạng ngón chân hướng vào trong có vẻ vụng về hơn những đứa trẻ không bị.

Ngón chân vẹo trong thường là do xoắn dai dẳng ở một đến ba vị trí: bàn chân, cẳng chân hoặc khớp háng. Một nguyên nhân vị trí hoặc kết hợp các vị trí có thể gây ra tình trạng của con bạn.

In-Toeing In Children - What You Need To Know -

Hình Minh họa các nguyên nhân chân vẹo vào trong (chân chim bồ câu) : 3 nguyên nhân 1. do xương đùi nghiêng trướci 2. do xoắn xương chày 3. do cong bàn chân trước

Metatarsus Adductus (bàn chân trước vẹo trong) 

The Podiatry Group: Positional Talipes and Metatarsus Adductus

                                                                                       Bình thường         Vẹo trong

Metatarsus Adductus xảy ra khi bàn chân của đứa trẻ cong vào ở giữa tạo cho bàn chân có vẻ ngoài “hình hạt đậu”. Phần lớn các bàn chân trước vẹo trong tự nó phục hồi.

Khi dùng tay nắn chỉnh, nếu bàn chân trước có biểu hiện cứng, khó thay đổi thì lúc này cần can thiệp bằng nẹp.

Bác sĩ sẽ giới thiệu một số loại kĩ thuật nắn chỉnh bằng bột hay các đôi giầy đặt biệt. Hầu hết bàn chân vẹo trong được cải thiện, phẫu thuật ít khi cần đến.

Người lớn có bàn chân vẹo trong cũng ít khi mất vững hay xuất hiện đau chân trừ các nguyên nhân khác.

How to Use the UNFO Brace - Treatment Guidelines for ... UNFO brace Schiene 2

 

 

Xoắn xương chày

A close-up of a baby's leg

Description automatically generated with low confidence

Bàn chân vẹo trong do nguyên nhân xoắn tại xương chày . Biểu hiện sẽ rõ ràng khi đứa trẻ lần đầu tiên bắt đầu đi bộ. Chúng ta sẽ thấy đầu gối hướng thẳng về phía trước nhưng bàn chân quay vào trong vì xương cẳng chân bị xoắn. Hầu hết trẻ em thấy rõ hơn các triệu chứng này vào thời điểm trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Chân xoắn vào trong không cần thiết phải điều trị.

3 Reasons Your Child is Intoeing

 

Đầu xương đùi ra nghiêng trước nhiều

Blog | Set in Motion Physiotherapy

Hình ảnh minh họa A. khớp háng bình thường B. xương đùi ngã trước quá mức khiến bàn chân xoay trong để điều chỉnh C. xương đùi ngã dau quá mức khiến bàn chân xoay ngoài để điều chỉnh

Ở khớp háng, đầu xương đùi có thể nghiêng ra trước >15 độ . Ở trẻ em xương đùi nghiêng ra trước nhiều sẽ khiến bàn chân vẹo trong để giữ vững khớp. Những đứa trẻ này có xu hướng ngồi ở tư thế “W” và có thể có kiểu chạy giống “đánh trứng” nơi hai chân của trẻ đánh sang một bên.

Điều trị hiếm khi được chỉ định và hầu hết trẻ em đều phát triển về bình thường vào thời điểm chúng 10 tuổi.

La forma de caminar de los niños

A picture containing text, sketch, drawing, art

Description automatically generated

Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi dáng đi, chạy và sử dụng các tét lâm sàng. X quang hiếm khi cần.

Chạy kiểu đánh trứng

https://youtube.com/shorts/PRSLzK_SvYo?feature=share

Dạng biểu hiện

Bàn chân vẹo trong

Xương chày xoay trong

Xương đùi nghiêng trước quá mức

Mô tả

Sự nghiêng vào trong của bàn chân trước so với bàn chân sau

Xương chày xoay trong liên quan đến trục liên lồi cầu xương đùi

Tăng góc giữ trục cổ xương đùi và trục liên lồi cầu xương đùi

Nhóm tuổi

Từ mới sinh – 1 tuổi

  1. tuổi – 4 tuổi

>3 tuổi

Biểu hiện góc bàn chân

Xoay trong

Xoay trong

Xoay trong

Biểu hiện của góc bánh chè

Bình thường/ xoay ngoài

Bình thường/ xoay ngoài

Xoay trong

Đánh giá

Đường thẳng từ ngón giữa gót.

  • Qua ngón 2: bình thường
  • Qua ngón 3: nhẹ
  • Qua ngón 4: trung bình
  • Qua ngón 5: nặng

Measurement of the TFA, which is the angle between the ...

Góc đùi – bàn chân : xoay trong

Tăng góc xoay trong của khớp háng

Số bên bị ảnh hưởng

Có thể 2 bên, Trái > Phải

Có thể 2 bên, Trái > Phải

Thường bị 2 bên, nếu 1 bên bị nên thăm khám tìm nguyên nhân

Đặc điểm khác

Cổ chân bình thường, khớp dưới sên bình thường

Có thể kèm các biểu hiện khác do chèn ép trong bào thai: cổ vị vẹo xoắn

Khi ngồi đùi thẳng và gối hướng về phía trước, mắt cá trong sẽ di lệch ra sau mắt cá ngoài

Ngồi chữ W

Chạy kiểu đánh trứng

Bé gái bị nhiều hơn bé trai

Có khuynh hướng di truyền trong gia đình

Tiến triển

Sẽ tự cải thiện khi bé hơn 1 tuổi

Sẽ tự cải thiện khi bé hơn 5 tuổi

Sẽ tự cải thiện khi bé hơn 11 tuổi

 

NHÓM BÀN CHÂN XOAY NGOÀI (out toeing)

Ngón chân xoay là gì?

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

Ngón chân ra ngoài có thể là do vị trí trong bụng mẹ của thai nhi nhưng cũng có thể là do sự phát triển bất thường hoặc một vấn đề thần kinh tiềm ẩn. Ngoài ra, không giống như ngón chân xoay trong, ngón chân ra ngoài có thể dẫn đến đau đớn và biến dạng khi đứa trẻ lớn lên đến tuổi trưởng thành.

Nhóm chân xoay ngoài thường xảy ra ở một trong vị trí: bàn chân, cẳng chân hoặc tại khớp háng

Bàn chân phẳng

Bàn chân bẹt hoặc pes planus xảy ra khi trẻ không có vòm ở bàn chân của chúng. Khi điều này xảy ra, bàn chân thường đưa ra ngoài. Bàn chân bẹt hiếm khi cần điều trị trừ khi có triệu chứng.

A close-up of a foot

Description automatically generated with medium confidence

A close-up of a person's legs

Description automatically generated with medium confidence

Xoắn xương chày bên ngoài

Xoắn xương chày bên ngoài nó thường được nhìn thấy vào cuối thời thơ ấu hoặc đầu tuổi thiếu niên và thường chỉ ảnh hưởng đến một chân (bên phải là phổ biến hơn). Nó có thể tạo ra cơn đau quanh khớp gối, được gọi là đau khớp chè đùi (patellofemoral) , điều này không phải là hiếm ở thanh thiếu niên (vì nhiều lý do).

A child wearing a hat

Description automatically generated with low confidence

Co rút khớp háng

Trẻ sơ sinh được sinh ra với khớp háng ở vị trí xoay ngoài do tư thế trong tử cung vì trẻ không đi lại trong thời kỳ trong bụng mẹ. Tình trạng co rút này có thể tiến triển khác nhau ở mỗi trẻ. Khi trẻ lớn lên sẽ giảm tình trạng này.

Khi trẻ bắt đầu đi lại và khớp háng còn co rút xoay ngoài khớp háng, bàn chân lúc này sẽ xoay ngoài và thường những trẻ này thường có bàn chân phẳng.

Tình trạng này sẽ tiếp tục dần dần được cải thiện

Đảo ngược góc cổ xương đùi

Thường đầu trên xương đùi nghiêng ra trước 15 độ so với khớp háng, nhưng một số trẻ có sự đảo ngược của đầu trên xương đùi: đó là nghiêng ra sau. Biến dạng này không phổ biến. Điều này làm cho toàn bộ chi dưới quay về phía bên ngoài. Nó thường được thấy ở trẻ em béo phì và có thể khiến chúng bị viêm khớp sớm hoặc một tình trạng bệnh lý trượt đầu trên xương đùi (SCFE).

Diagram

Description automatically generated

Điều trị

Đi giầy, nẹp, vật lý trị liệu và thao tác nắn chỉnh không hữu ích trong việc giải quyết biểu hiện.

Một số hiếm trường hợp sẽ không cải thiện và có thể gây ra những khó khăn về chức năng. Lúc này phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt xương và xoay đến một vị trí bình thường hơn. Đây được gọi là phẫu thuật cắt xương chỉnh trục.

Nhưng phẫu thuật này hiếm khi cần thiết.

 

ĐAU TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 đến 12 tuổi. Khoảng 25% đến 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau.

Nguyên nhân có thể gây ra những cơn đau do tăng trưởng là sự chịu lực mà trẻ đặt lên chân vào ban ngày trong khi chạy, nhảy, leo trèo và chơi. Hầu hết các bậc cha mẹ lại có thể thấy mối liên kết giữa cơn đau và vài hoạt động đặc biệt trong ngày.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những cơn đau phát triển đặc trưng xảy ra ngay trước hoặc sau khi trẻ ngủ. Đứa trẻ có thể thức dậy sau giấc ngủ phàn nàn về cơn đau chân là đau nhói hoặc đau ở một hoặc cả hai chân. Cha mẹ thường sẽ chà xát hoặc xoa bóp chân và có thể cho uống Tylenol hoặc Ibuprofen. Thông thường, trẻ cảm thấy tốt hơn vào buổi sáng.

Đau tăng trưởng thường ảnh hưởng đến cơ bắp chân chứ không phải khớp. Nếu các khớp bị ảnh hưởng nên nghĩ đến nguyên nhân khác. Đối với hầu hết trẻ có những cơn đau tăng trưởng sẽ dừng lại khi chúng đến tuổi thiếu niên.

Chẩn đoán đau do tăng trưởng

Dấu hiệu giúp các bác sĩ có thể nhận ra, nếu đau do các vấn đề y khoa khác, trẻ sẽ không cho chạm vào, không cho masage, không cho di động vùng bị đau vì sẽ làm tăng cơn đau. Nhưng đau do tăng trưởng trẻ lại cho phụ huynh masssage, xoa bóp, di động chân vì trẻ cảm thấy dễ chịu.

Đâu tăng trưởng được coi là chẩn đoán loại trừ. Nghĩa là bác sĩ sẽ tìm các nguyên nhân gây ra cơn đau, nếu đã tìm các nguyên nhân phổ biến mà không phù hợp thì đau tăng trưởng mới được đặt ra.Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm máu và chụp X-quang có thể được thực hiện lại trước khi chẩn đoán cuối cùng về các cơn đau tăng trưởng.

Giúp đỡ con bạn

Một số điều có thể giúp giảm đau bao gồm: Xoa bóp khu vực đau, kéo giãn, đặt một miếng đệm sưởi ấm trên khu vực đau, sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen (Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi do liên quan đến hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.)

 

Bowlegs (gối chữ 0 cong vòng) & Knock (gối chữ X chạm nhau)

 
 

Gối chữ O là gì?

Khi trẻ đứng với 2 chân chạm nhau, mũi chân hướng về phía trước. Lúc này ta thấy 2 gối không chạm nhau, có dạng hình chân cung.

Thuật ngữ y học là “genu varum”.

Nguyên nhân có thể từ xương đùi, xương chày hoặc cả 2.

Gối chữ X là gì?

Khi một đứa trẻ với gối chữ X đứng, hai chân của mình với nhau, mũi bàn chân ra phía trước, ta thấy đầu gối chạm vào nhau nhưng mắt cá chân của chúng thì không chạm.

Thuật ngữ y học là “genu valgum”.

Nguyên nhân có thể từ xương đùi, xương chày hoặc cả 2.

2 biến dạng gối này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng bò, đi lại, run hoặc chơi của con bạn. Một số trẻ em có thể đi bộ với ngón chân chĩa vào, đi nhiều hơn hoặc có vẻ vụng về hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Điều này là phổ biến và thường xuyên sẽ hết khi lớn lên

A picture containing clipart

Description automatically generatedBình thường        Bowlegs            Knock-Knee

Nguyên nhân phổ biến

Bowlegs và knock-knees là những mối quan tâm rất phổ biến đối với các bậc cha mẹ. Phần lớn là do sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Chỉ có một số lượng rất nhỏ trẻ em cần điều trị. Hiểu được đôi chân của một đứa trẻ thay đổi như thế nào khi chúng lớn lên là điều quan trọng trong việc hiểu những biến dạng này.

Tăng trưởng và Phát triển

Chân của một đứa trẻ ban đầu sinh ra thường gối chữ O varus biểu hiện hay gặp là trẻ mới biết đi với hai chân dang rộng.

Khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi, chân thường duỗi thẳng.

Đến 3 đến 4 tuổi, chân của trẻ thường phát triển thành tư thế gối chữ X (valgus).

Cuối cùng, ở độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi, đôi chân của đứa trẻ đã ổn định với trục cơ thể của người lớn.

A picture containing posing

Description automatically generated

0-18                  18-30                    3-4                8-10

Có thể ngăn chặn Bowlegs hoặc Knock-Knee không?

Không, không có phương pháp đảm bảo nào để ngăn trẻ phát triển bowlegs hoặc knock-knees. Trên thực tế, trong quá trình tăng trưởng, trẻ em thường trải qua giai đoạn gối chữ O và gối chữ X.

Vài trẻ em có biểu hiện gối vẹo ngoài vẹo trong quá mức. Lúc này các bác sĩ sẽ nhận định và đưa lời khuyên.

Lựa chọn điều trị

Đa số điều trị là quan sát trẻ lớn lên (để cho trẻ tự tăng trưởng và thời gian để điều chỉnh chân) và trấn an của cha mẹ. Vật lý trị liệu, chiropractic, giày đặc biệt, vitamin và nẹp không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chân bình thường.

Hai bệnh có thể cần điều trị bao gồm Còi xương và Blount’s disease.

Còi xương (Rickets)

Rickets: All You Wanted to Know - Apollo Hospitals BlogRICKETS (Osteomalacia) - MEDizzy

Còi xương là một rối loạn do thiếu vitamin D, canxi hoặc phốt phát. Nó dẫn đến mềm và suy yếu xương. Nó có thể gây ra bowlegs hoặc knock-knees. Nó thường được chẩn đoán bởi bác sĩ nhi khoa của bạn bằng các xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang. Điều trị bằng casdch sử dụng thuốc, nẹp hoặc phải phẫu thuật.

Bệnh Blount

 

Blount's disease: The importance of early diagnosis and early treatment -  Delniotis - 2019 - Clinical Case Reports - Wiley Online Library

Bệnh Blount là rối loạn tăng trưởng ở sụn tăng trương (l lớp sụn làm xương dài ra ) ở đầu trên xương chày. Nguyên nhân không rõ. Nó có thể xuất hiện đến trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên. Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và tuổi của trẻ.

Nó có thể điều trị bằng quan sát để trẻ tự phát triển, nẹp chỉnh hình, hoặc phẫu thuật.

 

HIỂU VỀ BÀN CHÂN BẸT

Bàn chân bẹt rất phổ biến ở trẻ em. Trên thực tế, hầu hết trẻ em đều có bàn chân bẹt và đó là giai đoạn phát triển bình thường. Vòm phát triển chậm trong khoảng thời gian nhiều năm 1 đến 8 tuổi và 20% trẻ em không bao giờ phát triển vòm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em không mang giày phát triển vòm tốt hơn trẻ em đi giày. Từ 3 tuổi vòm bàn chân trẻ sẽ bắt đàu phát triển và do đó trước 3 tuổi chân bé thường phẳng.

Có hai loại bàn chân phẳng: linh hoạt và cứng nhắc.

Bàn chân bẹt linh hoạt

Bàn chân bẹt linh hoạt là loại phố biến nhất. Một đứa trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt không có vòm khi đứng nhưng khi ngồi hoặc khi thực hiện động tác nâng gót chân (nhón chân), vòm bàn chân sẽ xuất hiện. Điều này là do sự lỏng lẻo của dây chằng hỗ trợ của vòm và thường thấy ở trẻ em bị lỏng lẻo dây chằng hoặc “khớp lỏng lẻo”.

Bàn chân bẹt linh hoạt hiếm khi gây đau đớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có khuyết tật lâu dài liên quan đến bàn chân bẹt linh hoạt. Nếu xuất hiện triệu chứng đau chaan có thể sử dụng giầy , dép chỉnh hình. Phẫu thuật kéo dài gân gót có thể được chỉ định

Giày đặc biệt, chèn, nêm và các bài tập không tạo ra một vòm và có thể gây khó chịu và tốn kém.

A picture containing text, person

Description automatically generated

Bàn chân phẳng cứng nhắc

Bàn chân bẹt cứng là biểu hiện không phổ biến và có thể là do kết nối bất thường giữa các xương bàn chân. Bàn chan bẹt thể cứng có xu hướng đau đớn khi đứa trẻ lớn hơn. Phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp điều trị đầu tiên nhưng có thể cần phẫu thuật.

A knife with a black handle

Description automatically generated with medium confidence

Kiểm tra

Bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân của con bạn, thực hiện kiểm tra thần kinh và xem chúng đi bộ để xác định loại bàn chân phẳng mà chúng mắc phải và nếu cần điều trị. May mắn thay, hầu hết các bàn chân phẳng không cần bất kỳ điều trị nào khác ngoài sự trấn an.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: