CHĂM SÓC SAU MỔ – THAY KHỚP GỐI

A person sitting in a chair Description automatically generated

Những điều cần lưu ý sau khi thay khớp gối

Thay khớp gối là một bước tiến quan trọng của y khoa, giúp giảm đau gối, sửa chữa các biến dạng gối, chuyển gối bị cong về thẳng, tăng khả năng vận động, giúp bệnh nhân đi lại tốt hơn so với khớp gối bị thoái hóa và hòa nhập lại với sinh hoạt thường ngày. Để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và tránh các biểu hiện làm chậm trễ sự phục hồi, nên lưu ý các vấn đề gì?

TẢI FILE PDF

Kiểm soát đau

Phẫu thuật thay khớp chỉ được đặt ra khi bạn không thể sử dụng khớp gối của mình do quá đau. Sau mổ, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp giảm đau đa mô thức, có nghĩa là giảm đau toàn diện để mang cảm giác dễ chịu nhất cho bệnh nhân. Các phương pháp: uống thuốc trước mổ, giảm đau liên tục trong 3 ngày đầu sau mổ bằng cách chườm lạnh, giảm đau liên tục ngoài màng cứng (tiêm thuốc liên tục vào khoan ngoài màng cứng ở lưng), dùng thuốc ức chế viêm và giảm đau ngắn ngày, dùng thuốc bơm liên tục vào đường tĩnh mạch, khi bạn đau chỉ cần ấn nút thuốc sẽ chạy vào làm giảm đau. Tập vận động sớm sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

Cần lưu ý

Chườm lạnh

Mua túi chườm lạnh, chườm liên tục trong 20 phút, sau đó lấy túi chườm ra 1 giờ. Sau đó bạn lặp lại trong 7 ngày.

Khi chườm, tránh cho túi chườm tiếp xúc trực tiếp với da vì sẽ làm bỏng da do lạnh. Thay vào đó, dùng 1 tấm khăn mỏng lót giữa da và túi chườm lạnh. Cũng tránh làm nước ở túi chườm đá chảy vào vết thương bằng những tấm nylone mỏng. Hơi lạnh sẽ giúp giảm phù nề, giảm chuyển hóa viêm, giảm đau.

Mô tả cơn đau cho bác sĩ khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn thang điểm đau từ 1 đến 10. Lấy mốc từ lúc trước mổ và mốc từ lúc sau mổ.

Thang điểm đau giúp các bác sĩ điều chỉnh thuốc và liều thuốc giảm đau phù hợp nhất với cơn đau của bạn.

Ví dụ: Trước mổ khi đi bạn đau 8, sau mổ khi đi bạn chỉ đau 2. Sau mổ bạn đau là 8, sau khi dùng giảm đau đa mô thức, bạn còn đau 1.

Diagram, shape, circle

Description automatically generated

Ăn uống

Để cung cấp đủ năng lượng, sau mổ bạn nên uống các loại nước có đường như nước yến ngọt, sữa pha loãng để tránh tiêu chảy, nước đường, các loại nước súp loãng. Nên ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít để tránh nôn ói do tác dụng phụ của thuốc gây tê.

1 ngày sau mổ bạn có thể ngồi và ăn thức ăn cứng hơn như ăn cháo thịt bằm, ăn phở thịt bằm, bún,… Đến trưa ngày thứ 1 sau mổ, bạn có thể ăn lại bình thường.

Lưu ý đối với bệnh nhân bị các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh thận mạn hay bệnh lý khác thường có chế độ ăn điều trị riêng.

Nếu bạn không có bệnh lý đặc biệt, không có dị ứng thức ăn, bạn có thể ăn được mọi thứ thường ngày, không kiêng cữ thức ăn.

A bowl of soup with a spoon

Description automatically generated with medium confidence

Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Tập các nhóm cơ ở khớp gối giúp chúng ta đi lại vững vàng hơn, cơ khỏe hơn, đi lại tốt hơn. Khi cơ co duỗi sẽ giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn tại chỗ, cơ co bóp máu lưu thông, tránh hiện tượng ứ máu gây suy dãn các van tĩnh mạch không hồi phục. Tập vận động sớm giúp tránh bị huyết khối tĩnh mạch, giúp cải thiện các biến chứng tắc mạch do cục máu đông.

Mục tiêu của việc tập luyện là:

  • Đảm bảo tầm vận động khớp gối đầy đủ, thẳng chân tối đa, co gối hết mức có thể.
  • Tập tăng sức cơ để giữ vững gối.

Bạn cần tập ngay ngày đầu tiên sau mổ, tập liên tục đến khi xuất viện. Nên tập ở nhà và tái khám theo hẹn để nâng cao bài tập.

Ngày 1 – 3 sau mổ bạn có thể các bài tập

A picture containing clipart

Description automatically generated

Ankle Pump – co duỗi cổ chân

Co cổ chân giữ 5 đến 10 giây, sau đó duỗi cổ chân giữ 5 đến 10 giây.

Bài tập thực hiện liên tục trong 2 đến 3 phút.

A person working out on a yoga mat

Description automatically generated with low confidence

Quad Set – tập cơ tứ đầu đùi

Đặt 1 cuộn khăn mỏng sau gối, dùng mặt sau gối ép cuộn khăn xuống nền trong tư thế duỗi gối hết mức giữ vững từ 5 đến 20 giây. Sau đó lặp lại nhiều lần trong 2 đến 3 phút.

Khi ép, cơ tứ đầu phía trước đùi sẽ co rất nhiều.

Graphical user interface

Description automatically generated

Hamstring Set – tập cơ chân ngỗng

Co gối 40 – 60º, gót chân để trên nệm, dùng sức nhấn gót chân xuống nệm giữa 5 đến 20 giây. Bạn lặp lại nhiều lần trong 2 -3 phút.

Nhóm cơ phía sau đùi sẽ căng rõ.

A picture containing blue

Description automatically generated

Short Arc Quad

Đặt một cuộn khăn hay gối ôm cao khoảng 25 – 30 cm đặt sau gối. Chân cần tập sẽ được nâng lên thẳng sao cho mặt sau gối vẫn tiếp xúc với nệm lót. Giữ tư thế này từ 5 đến 20 giây. Bạn lặp lại trong 3 – 4 phút.

A picture containing text, person

Description automatically generated

Heel Slide – trượt gót

Nằm thẳng chân 2 bên, nâng 1 chân đưa gót từ từ chạm sát vào mông, khi đưa gót vẫn còn tiếp xúc mặt sàn.

Đến khi cảm thấy tăng áp lực ở gối và một chút đau, bạn dừng tư thế đó trong 5 giây rồi đến 20 giây sau đó trở lại chân thẳng.

Bài tập giúp lấy lại tầm vận động khớp gối.

A person doing a plank on a yoga mat

Description automatically generated with low confidence

Straight Leg Raise – nâng chân

Nằm ngửa, tập gồng chân thành một khối từ đùi đến bàn chân.

Nâng chân đến góc 30 – 45º giữ tư thế đó trong 5 giây rồi tăng dần đến 20 giây. Sau đó trở lại vị trí ban đầu và lặp lại trong 2-3 phút.

Bài tập giúp tăng cường cơ tứ đầu đùi.

Từ ngày thứ 3 sau mổ

A person sitting in a chair

Description automatically generated

Tập ngồi thả chân xuống giường

Knee Flexion

Ngồi thả chân xuống giường sao cho 2 chân có thể co lại tối đa. Khi cần có thể dùng gót chân nhẹ ép để đạt vị trí cơ mong muống, ít nhất phải được > 110º.

A picture containing person

Description automatically generated

Long Arc Quad

Ngồi để chân co 90º, nâng cẳng bàn chân lên thẳng và đùi nhấc lên khỏi ghế 1 chút. Giữ tư thế nâng đùi trong 5 giấy rồi đến 20 giây. Tập liên tục trong 2 – 3 phút.

A picture containing indoor

Description automatically generated

Tập ra khỏi giường hay vào giường

Ngồi sát mép giường, dùng 2 tay đẩy để giường nâng đỡ đùi bạn. Sau đó dùng lực chân hay tay nâng chân lên song song mặt giường và đưa vào trên giường. Sau đó chúng ta đưa chân còn lại lên giường.

Để ra khỏi giường, bạn di chuyển người sát mép giường, dùng khuỷu tay rồi bàn tay đẩy người dậy, đưa chân lành ra trước rồi nâng chân mổ song song mặt giường đưa xuống đất.

A collage of a person sitting in a chair

Description automatically generated with low confidence

Tập đứng đi và  ngồi đứng dậy với khung

Sau khoảng 4 – 6 tuần, bạn có thể trở về sinh hoạt hằng ngày.

Dùng thuốc kháng đông tránh bệnh lý huyết khối tĩnh mạch

Sau phẫu thuật thay khớp gối, để phòng ngừa tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch xảy ra, bạn sẽ được chỉ định:

  • Mang vớ ngừa suy van tĩnh mạch.
  • Bạn sẽ được dùng thuốc kháng đông dạng tiêm dưới da hay thuốc kháng đông uống trong gần 1 tháng sau mổ.
  • Tập vận động sớm ngay sau mổ cũng là một liệu pháp ngừa thuyên tắc mạch hay thuyên tắc phổi.

Tái khám theo lịch

Việc tái khám theo lịch hẹn giúp các bác sĩ theo dõi sự lành vết thương, đánh giá việc tập luyện của bạn có đúng tiến trình. Đánh giá tầm vận động, sức cơ, dáng đi.

Các bác sĩ sẽ có chỉ định chụp X-Quang khớp gối nhân tạo để đánh giá bước đầu. Bạn nên giữ kỹ X-Quang này và ghi rõ thời gian chụp để so sánh các phim chụp sau này.

A picture containing person

Description automatically generated

Bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ Vật lý trị liệu sẽ tiếp tục quá trình tập luyện phục hồi.

Thời gian tái khám sẽ là 1 tuần sau mổ, 2 tuần tiếp theo, 2 tuần tiếp nữa, 1 tháng tiếp theo,…

Các dấu hiệu cần đi khám ngay:

  • Sốt, sưng, đỏ gối.
  • Chấn thương gối.
  • Kẹt gối không co duỗi được.

A close-up of a person's hand

Description automatically generated with medium confidence

Lưu ý

Đối với các nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng tiểu, bạn nên điều trị đúng chuyên khoa và dứt điểm đúng theo liều định. Vì khi các loại nhiễm trùng không điều trị đúng, sẽ thành vi khuẩn huyết đi trong hệ thống mạch máu, bám vào khớp nhân tạo gây nhiễm trùng muộn.

Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ bao lâu?

Thông thường tuổi thọ sử dụng 15 – 20 năm. Lớp lót bằng polyethylen sẽ mòn đi hay phần xung quanh dụng cụ sẽ bị loãng.

Do vậy để tăng tuổi thọ khớp, bạn nên tránh các môn thể thao gây áp lực mạnh lên gối như:

  • Chạy.
  • Tennis.
  • Trượt tuyết.
  • Môn thể thao có động tác nhảy.

Thay vào đó bạn có thể chơi các môn sau:

  • Đi bộ.
  • Đi bơi.
  • Chơi golf.
  • Đạp xe.
  • Khiêu vũ.

BS Phạm Thế Hiển – Khoa CTCH

BV Nguyễn Tri Phương

Theo Tạp chí Sức Khỏe – khoe24h.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post

%d bloggers like this: